Tranh tứ quý - nét đẹp trong văn hóa của người Việt

Tranh tứ quý (Tứ bình) với các bộ tranh nổi tiếng như: Tùng Cúc Trúc MaiĐào Lan Trúc Cúc đại điện cho bốn mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông. Đây là một dòng tranh mang nhiều ý nghĩa và được đông đảo mọi người yêu thích. Người treo tranh thêu tứ quý không chỉ là để trang trí mà còn mang nhiều ý nghĩa cầu may mắn, phú quý, sung túc và mang cả những yếu tố phong thủy trong đó. Đây là một nét rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung.
Tùng Cúc Trúc Mai
Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng). Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa mai phải vẽ với chim khổng tước (mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc với gà (kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc)…

Đào - Lan - Trúc - Cúc
Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc… như tứ phương, tứ trụ, tứ đức… Cho tới nay, tứ quý là một trong những biểu tượng được sử dụng nhiều trong văn hoá truyền thống ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt Nam.

http://tranhtheubansacviet.vn/vi/tin-tuc/Y-nghia-va-Nghe-thuat-tranh-theu/bo-xuan-ha-thu-dong-4-mua-may-man-39.html
Xuân Hạ Thu Đông
Ở phương Tây, khi cầu nguyện, người ta thường hướng tới một vị thần linh cụ thể với những điều ước cụ thể. Còn ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, người dân có xu hướng tự tìm cho mình những yếu tố may mắn bằng nhiều sự biểu hiện khác nhau như hướng nhà (phong thuỷ), hướng đi, màu sắc, con số… Tuỳ theo quan niệm, lối sống của người dân mỗi lúc, mỗi nơi, tứ quý lại được thể hiện bằng những cách thức riêng để làm phù hợp với các yếu tố lịch sử và văn hoá.

Tranh thêu Bản Sắc Việt
Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »

Ads