Hướng dẫn cách thêu tranh chữ thập cơ bản

Tranh thêu chữ thập là loại tranh thêu đơn giản nhất tuy nhiên với những người mới bắt đầu làm quen với tranh chữ thập thì việc thêu tranh cũng không hề dễ dàng. Bài viết này tranh thêu Bản Sắc Việt sẽ hướng dẫn các bạn cách thêu một bức tranh chữ thập cơ bản.

- Thông thường chỉ thêu được sắp 6 sợi một, khi thêu bạn phải rút từng sợi, bạn hãy dùng 2 ngón tay, cầm vào đầu 1 sợi chỉ và rút thẳng tay, sợi chỉ sẽ được rút ra mà không bị rối.

- Đối với mỗi loại vải thì số lượng sợi chỉ thêu yêu cầu là khác nhau, thông thường vải aida 14 cần thêu 2 sợi chỉ, vải aida 11 cần thêu 3-4 sợi chỉ. trước khi bắt đầu thêu, bạn nên tìm hiểu kỹ hoặc gọi điện cho người bán hàng để biết rõ cỡ vải bạn định thêu và số chỉ cần thêu.

- Bạn phải tìm tâm cho bức tranh bằng cách gấp 4 miếng vải, một số mẫu tranh thì trên mẫu thêu cho sẵn (chart) đã có tâm bức tranh, đó là giao điểm của 2 mũi tên trên sơ đồ, bạn có thể thêu từ tâm bức tranh, như thế đảm bảo bức tranh thêu của bạn sẽ nằm chính giữa mảnh vải.

- Để thành phẩm thêu đẹp, bạn phải thêu vừa tay, không rút chỉ mạnh quá làm cho mất hình dáng chữ X, các chữ X bạn thêu đúng vào 4 lỗ của 1 ô vuông thì chữ X sẽ vuông vắn, đẹp.

4 kỹ thuật thêu cơ bản:
Các ký hiệu trên chart thêu chỉ là ký hiệu chỉ thị mầu, mỗi ký hiệu khác nhau thể hiện một màu chỉ khách nhau, toàn bộ bức tranh của bạn đều phải được thêu từ các dấu x hoặc dấu ///. Cách thêu này đều có trong bản hướng dẫn kèm theo trong mỗi kit thêu.

Tuy nhiên, tranh thêu bản sắc Việt cũng xin giới thiệu kỹ hơn về phương pháp thêu Full stitch để các bạn dễ hiểu hơn:

· Gập miếng vải làm tư, tìm điểm trung tâm

· Đối chiếu với điểm trung tâm của chart

· Thêu mũi đầu tiên để đánh dấu vị trí trung tâm của tranh. Cách làm này giúp hạn chế đáng kể sai sót khi đếm ô


Các mũi thêu cơ bản
Lưu ý:

1. Trên mỗi tờ chart đều có những ký hiệu hoặc in mầu khác nhau để biểu thị cho các mã chỉ, mỗi một ký hiệu hoặc mỗi màu biểu thị cho một mã chỉ.

2. Bên cạnh mỗi một mã chỉ đều có chú thích dùng mã chỉ này để mũi thêu X (Xstitch), hay nửa mũi X (haftstitch), hay mũi ¼ X, hay backstitch, cần phải thực hiện đúng yêu cầu mới được một tác phẩm đẹp.

a. Mũi đầy đủ (full stitch, Xstitch)

Đây là mũi chữ thập trọn vẹn, thường gặp nhất. Nên thêu từng hàng hoặc từng cột. Lưu ý là các mũi chỉ để hoàn thiện một chữ "X" nên theo cùng một hướng hoặc ////// hoặc là \\\\\. Nếu mũi full bắt đầu / trước rồi \ sau thì mũi half sẽ là /



b. Mũi ½ (half stitch), mũi ¼ (quarter stitch), ¾ (three-quarters stitch)


c. Mũi viền (backstitch)

Đường viền giúp cho mẫu thêu được sắc nét và cá tính, thêu mũi đột giống như là may quần áo bình thường.

Đi back stitch từng ô một để đường chỉ được sát với mặt vải hơn, với các đường cong uốn lượn trên hình có thể kéo chỉ tạo thành đường chéo qua 1,2 thậm chí là 3 ô. Nếu backstitch chéo ô thì nên thêu ô đó mũi 3/4, nhìn sẽ đẹp và sắc sảo hơn là thêu fullstitch.


d. Mũi con bọ (French-knot)

Mũi này thường được dùng để thêu nhuỵ hoa, mắt của động vật, nói chung là các chi tiết hình tròn cần sự nổi bật.

Lên kim từ lỗ của 1 ô stitch, một tay bạn tỳ kim nằm ngang trên mặt vải, một tay cuốn chỉ quanh đầu kim (có thể cuốn 2-3 hoặc 4 vòng chỉ tuỳ theo độ to nhỏ của mũi French knot mà bạn muốn thêu), kéo các vòng chỉ này xuống sát với tay bạn đang giữ kim và rút kim từ từ, khi đã tạo một gút trên sợi chỉ, bạn đâm kim xuống mặt trái của vải và kéo từ từ để lại gút vừa tạo nằm lại trên mặt vải (lưu ý: ko kéo mạnh quá làm gút trên chỉ theo kim xuống mặt sau của vải).


Làm sạch và giữ gìn thành phẩm
- Khi thêu cần đảm bảo rằng tay của bạn đã được rửa sạch.

- Để đảm bảo tác phẩm thêu khi hoàn thiện của bạn được sạch sẽ và phẳng phiu, sau khi thêu xong cần dùng bột giặt trung tính giặt lại tác phẩm trong nước ấm hoặc nước lạnh, không nên để tác phẩm vào cùng giặt với các món đồ khác (cần ghi nhớ là không nên giặt khô, không nên vò, ép và chà xát vào mặt vải), sau khi xả sạch lấy tác phẩm từ nước ra, trải tác phẩm lên trên một cái khăn bông khô sạch màu trắng đã được trải sẵn, sau đó cuộn tấm khăn đó lại để lấy hết phần nước còn trong tác phẩm ra. Trải phẳng và phơi khô ở nơi thoáng gió, sau khi phơi khô lấy bàn ủi ủi phẳng tác phẩm ở mặt trái.

- Khi ủi, cần ủi ở mặt trái, đưa bàn ủi di chuyển từ trước ra sau, như vậy tác phẩm sẽ phẳng phiu không làm tổn hại tới mũi chỉ thêu.

Trên đây là những kĩ thuật thêu tranh chữ thập cơ bản nhất, tùy vào mỗi người mà khi thêu tranh các bạn sẽ tự rút ra được những kinh nghiệm riêng cho mình.


>>>xem thêm: kinh nghiệm chọn mua tranh thêu chữ thập

Tranh thêu Bản Sắc Việt
Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »

Ads